Jamina xin được mở đầu bài hiệu ứng hào quang trong marketing bằng câu nói của ông bà ngày xưa:
Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tôn ti họ hàng
Nếu doanh nghiệp bạn có thể tạo ra hiệu ứng hào quang với khách hàng bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng, họ sẽ tiếp tục thần tượng và mua hàng của bạn trong tương lai.
Nội dung bài viết
Hiệu ứng hào quang là gì?
Hiệu ứng hào quang hay còn gọi là Halo Effect là một loại thiên vị nhận thức trong đó nếu bạn ấn tượng tổng quát với một thứ gì thì mọi chi tiết về nó đều tốt cả. Đây có thể gọi là “thơm lây”.
Nếu A được biết đến như một ngôi sao của giới trẻ. Bạn yêu thích A thì mọi thứ thuộc về A: áo A mặc, đồ A dùng… thường tốt theo. A là ánh hào quang kéo theo mọi thứ.
Xem thêm: Hiệu ứng chim mồi
Xem thêm: Hiệu ứng mỏ neo
Hiệu ứng hào quang và bài học kinh doanh
Sử dụng người nổi tiếng
Không tự nhiên mà Sơn Tùng lại được nhiều doanh nghiệp săn mời quảng cáo như vậy. Sơn Tùng là thần tượng của rất nhiều bạn trẻ với lượng fan hùng hậu. Các nhãn hàng rất muốn hợp tác cùng Sơn Tùng. Nếu có thể hợp tác thành công, hiệu ứng hào quang của Sơn Tùng có thể thuyết phục các bạn trẻ thêm yêu mến nhãn hàng, thương hiệu Sơn Tùng quảng cáo.
Đây là cách quảng cáo thông qua việc sử dụng KOLs-người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng.
Sản phẩm ban đầu tốt
Khi bạn sử dụng dịch vụ của 1 công ty A và thấy nó tốt. Bạn sẽ đánh giá các dịch vụ khác có xu hướng tốt theo. Và bạn yên tâm sử dụng các dịch vụ khác. Dịch vụ ban đầu mà khách hàng sử dụng đã tạo ra hiệu ứng hào quang cho các sản phẩm sau.
Các nhãn hàng lớn vận dụng khá linh hoạt hiệu ứng hào quang. Họ dồn tâm sức vào sản phẩm đầu tiên thật tốt để khách hàng không thể hài lòng hơn. Sau đó, họ cung cấp nhiều dòng sản phẩm khác. Khách hàng đã định hình trong đầu sản phẩm của công ty này tốt thì các sản phẩm khác thường tốt.
Ví dụ xe máy Honda được đánh giá là bền, tiết kiệm xăng. Các loại sản phẩm khác từ thương hiệu Honda như ô tô, phụ tùng, trung tâm chăm sóc từ Honda đều trở nên uy tín.
Bao bì sản phẩm đẹp, chất lượng sản phẩm tốt
Bạn đã từng ăn mì tôm có thấy bát mì thực tế với bát mì quảng cáo khác xa nhau?
Cùng 1 sản phẩm chất lượng như nhau nhưng bao bì A đẹp, uy tín sẽ được mua nhiều hơn B – bao bì không chuyên nghiệp.
Vì bao bì đẹp nên nó tạo ra ánh hào quang giúp khách hàng nghĩ rằng khi mình dùng cũng sẽ tốt như quảng cáo. Chẳng ai dại gì đi đem bát mì tôm thật để in lên bao bì. Chắc không ai muốn mua luôn!
Hiệu ứng hào quang ngược
Bạn từng nghe người ta nói: đàn ông rộng miệng thì sang, đàn bà rộng miệng tan hoang cửa nhà.
Thực tế việc miệng có kết cấu rộng chẳng liên quan gì đến cửa nhà tan hoang hay không nhưng người ta vẫn trông mặt mà bắt hình dong.
Đây là lý do tại sao 1 cô gái đẹp mắc lỗi thường được bỏ qua trong khi các cô gái có ngoại hình kém thường không may mắn như vậy.
Nếu bạn ra mắt nhãn hàng A và gặp đánh giá tiêu cực của dư luận, khả năng nếu bạn ra mắt sản phẩm tiếp theo cũng bị ảnh hưởng xấu bởi hiệu ứng hào quang ngược.
Vậy nên hãy tạo ra nhiều nhãn hiệu và đừng bỏ trứng vào 1 giỏ.
Hiệu ứng hào quang khá đơn giản để hiểu nhưng làm thế nào để tạo ra ánh hào quang cho mình thì không đơn giản. Jamina hy vọng bài viết hữu ích dành cho bạn. Khi bạn toả sáng, mọi việc đều trở nên dễ dàng.