Ma trận SWOT là gì? Tại sao doanh nghiệp nên phân tích SWOT khi xây dựng kế hoạch Marketing? Bài này Phòng Marketing thuê ngoài Jamina xin chia sẻ kiến thức Marketing về SWOT là gì? Và ứng dụng thực tiễn của SWOT đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nội dung bài viết
Định nghĩa SWOT
SWOT bao gồm:
- Strengths (thế mạnh)
- Weaknesses (Điểm yếu)
- Opportunities (Cơ hội)
- Threats (Thách thức)
Đây là mô hình được ứng dụng phổ biến khi phân tích doanh nghiệp. Nếu muốn xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch Marketing, doanh nghiệp cần phân tích SWOT.
Vì sao doanh nghiệp nên phân tích SWOT
Không chỉ các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần phân tích SWOT. Khi ứng dụng mô hình này, bạn sẽ tìm ra hướng đi đúng đắn để phát triển doanh nghiệp bền vững.
Lãnh đạo cần phân tích SWOT để điều hành doanh nghiệp
Nhà quản lý, thậm chí cả nhân viên phải hiểu SWOT để biết mình đang ở đâu, cần làm gì. Với mỗi vị trí, hiểu SWOT sẽ giúp bạn thực hiện công việc của mình được tốt hơn.
SWOT giúp liên kết sức mạnh doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hình thành định hướng phát triển vững bền cho tương lai.
Jamina sẽ cùng bạn phân tích 4 yếu tố cấu thành nên mô hình SWOT.
Strength – Thế mạnh
Chữ S đầu tiên trong ma trận SWOT là Strength – Thế mạnh. Là nhà quản lý & điều hành bạn phải hiểu mình mạnh ở điểm nào. Hãy tự trả lời các câu hỏi sau:
Bạn có ưu điểm gì nổi bật mà đối thủ không có?
Khách hàng ấn tượng với doanh nghiệp bạn những gì?
Tài sản hữu hình: máy móc, cơ sở thiết bị vật chất có tốt không
Tài sản vô hình: con người, dịch vụ khách hàng, hình ảnh thương hiệu đã nổi bật?
Weakness – Điểm yếu
Chữ W thứ 2 của SWOT là Weakness (Điểm yếu). Hiểu thế mạnh của mình là gì, bạn cũng cần nhận định những gì doanh nghiệp mình còn hạn chế. Hãy tự mình trả lời các câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp của bạn đã hoạt động có mục tiêu rõ ràng chưa?
- Nhân viên làm việc đã nhiệt tình, chuyên nghiệp?
- Quy trình làm việc đã bài bản chưa? Lộ trình đào tạo có rõ ràng?
- Cơ sở vật chất có ổn không?
- Doanh nghiệp của bạn còn yếu kém mảng nào? Mảng nào không bằng đối thủ?
Tự đánh giá điểm yếu, thành thật với chính mình, biết điểm yếu để khắc phục và hoàn thiện tốt hơn. Về lâu dài, điểm yếu có thể dịch chuyển thành điểm mạnh nếu bạn xác định hướng đi đúng đắn.
Opportunity – Cơ hội
Chữ O thứ 3 trong ma trận SWOT là Opportunity – Cơ hội. Cơ hội luôn tồn tại quanh chúng ta. Cơ hội giúp doanh nghiệp tìm ra hướng đi cho chính mình. Quan trọng là doanh nghiệp phải tìm thấy cơ hội giữa “đại dương đỏ” cạnh tranh gay gắt.
- Xu hướng thị trường có dịch chuyển tạo lợi thế cho ngành hàng của bạn?
- Chính sách của chính phủ ảnh hưởng tốt tới ngành của bạn?
- Thói quen của khách hàng?
- Ngành hàng ít cạnh tranh, nhiều thị trường ngách chưa khai thác?
Threat – Rủi ro
Chữ T cuối cùng trong mô hình ma trận SWOT là Threat – Thách thức. Thách thức là những rủi ro hoặc các mối đe dọa kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp.
Rủi ro này sẽ đến từ:
- Chính sách của chính phủ, luật pháp…
- Khách hàng chuyển dịch xu hướng tiêu dùng
- Biến động thiên tai, dịch bệnh
- Việc thích nghi với biến đổi thị trường của doanh nghiệp bạn bị chậm?
Bạn có thể phân tích thêm mô hình PEST khi liệt kê các rủi ro, nguy cơ doanh nghiệp phải đối mặt.
PEST = Chính trị (P), Kinh tế (E), Xã hội (S), Công nghệ (T)
Xem thêm: 7p trong Marketing mix – tuyệt chiêu nhớ nhanh hiểu nhanh áp dụng tốt
Xem thêm: TOP 5 công ty SEO uy tín Hà Nội cho bạn vượt trội doanh thu
Ứng dụng mô hình SWOT tại các doanh nghiệp
Khi xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể cho khách hàng, Jamina luôn phân tích SWOT. Bức tranh SWOT giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về hoạt động kinh doanh của mình.
Dưới đây là ví dụ phân tích SWOT ngắn gọn về 1 doanh nghiệp Jamina đã lên kế hoạch truyền thông tổng thể.
Khi sử dụng dịch vụ phòng marketing thuê ngoài, Jamina sẽ lên kế hoạch và phương án chi tiết để triển khai mô hình SWOT trước khi bắt đầu dự án.
Ảnh: Ví dụ của mô hình SWOT do Jamina phân tích cho 1 doanh nghiệp về vật liệu xây dựng
Hy vọng với kiến thức về SWOT các doanh nghiệp đã có cái nhìn toàn cảnh về hoạt động kinh doanh của mình. Để được tư vấn marketing tổng thể, vui lòng liên hệ Jamina theo số 03 6464 8286.
Pingback: 15 sai lầm đốt tiền làm Marketing nhưng không hiệu quả - Jamina
Pingback: Chiến lược marketing của Shopee và "cơn địa chấn" ngành TMĐT - Jamina