Marketing tổng thể là gì? Chiến lược, kế hoạch và thực thi

Marketing tổng thể là gì Chiến lược, kế hoạch và thực thi

Marketing tổng thể là gì? Từ chiến lược đến kế hoạch thực thi bao gồm những bước nào? Tại sao nhiều doanh nghiệp luôn quan tâm đến dịch vụ marketing tổng thể? Chúng ta cần hiểu rõ khái niệm, nắm được gốc rễ vấn đề để triển khai hiệu quả. Jamina mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

Marketing tổng thể là gì?

Chúng ta cần tìm hiểu 2 khái niệm: marketing và marketing tổng thể (holistic marketing)

  • Marketing là gì?

Marketing là quá trình xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua các hoạt động quảng bá, quảng cáo, bán hàng, nghiên cứu thị trường, và phân tích khách hàng.

  • Marketing tổng thể

Marketing tổng thể (holistic marketing) là một phương pháp tiếp cận toàn diện trong marketing.  Phương pháp tập trung nhìn nhận doanh nghiệp và hoạt động marketing một cách tổng hợp, có tương tác trao đổi lẫn nhau giữa các yếu tố. Các yếu tố chính: quan hệ khách hàng, xã hội, marketing nội bộ và marketing tích hợp.

holistic marketing là gì
Holistic marketing là gì

Các yếu tố cấu thành Marketing tổng thể

Dưới đây là các yếu tố cấu thành của marketing tổng thể:

Marketing quan hệ (Relationship marketing)

Tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài, bền vững và có giá trị với khách hàng thông qua việc tạo dựng lòng tin, sự trung thành, và sự gắn kết của khách hàng với doanh nghiệp.

Marketing xã hội (Social marketing)

Tập trung vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, như sức khỏe, môi trường, an toàn giao thông, giáo dục, và cộng đồng….  Thông qua các chiến dịch marketing  nhằm thay đổi hành vi và thái độ của khách hàng.

Marketing nội bộ (Internal Marketing)

Là một phương pháp tiếp cận Marketing tập trung vào việc xây dựng và phát triển bên trong tổ chức. Marketing nội bộ nhấn mạnh tầm quan trọng nhân viên, quản lý, toàn bộ bộ máy giúp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.

Marketing tích hợp (Integrated Marketing)

Là một phương pháp tiếp cận Marketing trong đó các hoạt động Marketing được tích hợp và đồng bộ hóa lại với nhau.

  • Từ chiến lược, kế hoạch đến thực thi, nhằm tạo ra sự nhất quán và hiệu quả trong việc giao tiếp.
  • Quảng bá, và tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh và phương tiện khác nhau. Ví dụ: Quảng cáo, PR, tiếp thị trực tuyến, tiếp thị truyền thông, và các hoạt động khác, để đạt được mục tiêu Marketing tổng thể.
Ngoài ra, chúng ta cũng chia nhỏ thành nhiều khái niệm khác như: marketing nội dung, marketing kỹ thuật số, marketing trải nghiệm trong marketing tích hợp.

Marketing nội dung (Content marketing)

Tạo ra nội dung hấp dẫn và giá trị để thu hút khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và gắn kết với khách hàng.

Marketing kỹ thuật số (Digital marketing)

Sử dụng các công nghệ kỹ thuật số như mạng internet, mạng xã hội, email, trang web… để tiếp cận, tương tác và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Các dịch vụ marketing tổng thể trên nền tảng digital rất thịnh hành hiện nay.

Marketing trải nghiệm (Experiential marketing)

Tạo ra trải nghiệm đặc biệt, tương tác và gây ấn tượng cho khách hàng thông qua các sự kiện, hoạt động trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ, hoặc các chiến dịch quảng cáo sáng tạo để tạo dựng mối quan hệ tương tác và gắn kết với khách hàng.
Vậy tại sao chúng ta cần làm marketing tổng thể?
holistic marketing là gì Gồm những gì
4 yếu tố chính cấu thành nên marketing tổng thể

Lợi ích và ứng dụng của Marketing tổng thể

Triển khai marketing tổng thể, doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều lợi ích:

  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng, từ đó tăng cơ hội đẩy mạnh doanh thu cho doanh nghiệp
  • Tăng sự tung thành của khách hàng với thương hiệu
  • Tối ưu hóa hiệu quả và hiệu suất của chiến dịch marketing
  • Tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Định hướng và phát triển thương hiệu bền vững.

Vì sao marketing tổng thể cần thiết cho các doanh nghiệp?

Môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Thị trường liên tục thay đổi đòi hỏi các doanh nghiệp cần thích nghi. Bạn cần áp dụng các chiến lược marketing tổng thể linh hoạt để đạt được kết quả tốt nhất.

Dưới đây là những thách thức của doanh nghiệp trong kinh doanh thời đại kỹ thuật số:

  • Thị trường ngày nay có tính toàn cầu hơn bao giờ hết, với sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ.
  • Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Các công nghệ mới ra đời như: Trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, blockchain…. Chúng thay đổi cách mà các doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng.
  • Hành vi tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng, với sự chuyển đổi từ mua sắm truyền thống sang mua sắm trực tuyến.
  • Khách hàng cần bảo vệ quyền riêng tư và tính minh bạch nhiều hơn.

Quan điểm marketing tổng thể trong kinh doanh là gì?

Quan điểm marketing tổng thể trong kinh doanh là cách tiếp cận toàn diện và đồng nhất trong việc quản lý và triển khai các hoạt động marketing. Đây là một chiến lược marketing tích hợp, đồng bộ và hướng tới mục tiêu chung của tổ chức, chứ không đơn thuần là các hoạt động marketing riêng lẻ.

Quan điểm marketing tổng thể chú trọng đến việc phải hiểu rõ về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nguồn lực nội bộ và môi trường kinh doanh nói chung. Nó đòi hỏi các hoạt động marketing của tổ chức phải được tính toán, đồng bộ và tương tác với nhau, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh dài hạn của tổ chức.

Xây dựng chiến lược Marketing tổng thể như thế nào?

Xây dựng chiến lược Marketing tổng thể đòi hỏi một quá trình cụ thể và kỹ lưỡng. Dưới đây là các bước cơ bản để xây dựng một chiến lược Marketing tổng thể:

Nghiên cứu và đánh giá thị trường

Tìm hiểu về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng, yếu tố kinh tế, xã hội, công nghệ và môi trường pháp lý. Đánh giá các cơ hội và thách thức trong thị trường để định hướng cho chiến lược Marketing.

Xác định mục tiêu Marketing

Xác định mục tiêu cụ thể mà tổ chức muốn đạt được thông qua hoạt động Marketing. Mục tiêu có thể là tăng doanh số, tăng thị phần, xây dựng thương hiệu, phát triển mối quan hệ khách hàng, hay đạt được các mục tiêu khác.

Lựa chọn phân đoạn thị trường

Xác định nhóm khách hàng mục tiêu mà tổ chức muốn tập trung vào. Các phân đoạn thị trường nên được lựa chọn dựa trên nhu cầu, đặc điểm và tiềm năng của khách hàng.

Định vị thương hiệu

Xác định đặc điểm nổi bật và giá trị độc đáo của thương hiệu, và định vị nó trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu là cơ sở để xây dựng thông điệp Marketing hấp dẫn và hiệu quả.

Lựa chọn các phương tiện truyền thông

Chọn lựa các phương tiện truyền thông phù hợp với mục tiêu Marketing và phân đoạn thị trường. Đây có thể là quảng cáo truyền thống như truyền hình, báo, tạp chí, hoặc các phương tiện truyền thông số như mạng xã hội, email marketing, website, và các công cụ truyền thông kỹ thuật số khác.

Xây dựng kế hoạch Marketing chi tiết

Định hình các hoạt động Marketing cụ thể để đạt được mục tiêu Marketing. Đây có thể bao gồm các hoạt động như quảng cáo, PR (quan hệ công chúng), chăm sóc khách hàng, đối tác hóa, sự kiện, và các chiến dịch Marketing đặc biệt khác. Sau đó, tính toán ngân sách phù hợp và triển khai.

Theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả

Sau khi triển khai, chúng ta cần đo lường hiệu quả. Bằng việc thiết lập các chỉ số đo lường, chúng ta có thể đánh giá hiệu quả của chiến lược Marketing tổng thể..

Đổi mới và thích nghi

Luôn theo dõi thị trường, công nghệ, và xu hướng để thích nghi và đổi mới trong chiến lược Marketing. Điều này giúp tổ chức duy trì tính cạnh tranh và thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Liên tục tinh chỉnh, phát triển, tối ưu kế hoạch marketing.

Xem thêm: Mẫu kế hoạch Marketing xịn free dành tặng các bạn leader

Mẫu kế hoạch marketing miễn phí cho doanh nghiệp
Mẫu kế hoạch marketing miễn phí cho doanh nghiệp

Các chiến lược marketing cơ bản gồm những gì

Có nhiều chiến lược marketing khác nhau, dưới đây là một số chiến lược cơ bản.

Chiến lược phân đoạn thị trường

Tập trung vào nhóm khách hàng tiềm năng nhất và phù hợp nhất với sản phẩm/dịch vụ của tổ chức. Điều này giúp tối ưu hóa nguồn lực Marketing và tạo ra thông điệp hấp dẫn hơn đến đúng đối tượng khách hàng.

Chiến lược xây dựng thương hiệu

Tạo dựng và quản lý hình ảnh, giá trị, và danh tiếng của thương hiệu để tạo sự nhận diện và lòng tin từ phía khách hàng.

Chiến lược sản phẩm/dịch vụ

Phát triển và quản lý sản phẩm/dịch vụ sao cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đồng thời tạo ra sự khác biệt và lợi thế cạnh tranh.

Chiến lược giá cả

Xây dựng chiến lược giá cả phù hợp với định vị của sản phẩm/dịch vụ, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh và lợi nhuận cho tổ chức.

Chiến lược quảng cáo và PR

Sử dụng các hoạt động quảng cáo, PR (quan hệ công chúng) để xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tăng cường nhận diện thương hiệu, và tạo ra sự quan tâm từ phía khách hàng.

Chiến lược marketing trực tuyến

Sử dụng các kênh trực tuyến như website, mạng xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến, SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), và các hoạt động marketing kỹ thuật số khác để tiếp cận và tương tác với khách hàng trực tuyến.

Chiến lược quan hệ khách hàng

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng hiện tại và tiềm năng, qua việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ngày nay, chúng ta phát triển nhiều chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên chiến lược marketing mix 4P của Philip Kotler vẫn là nền tảng gốc. Vậy 4P trong marketing là gì?

Chiến lược marketing 4P

Chiến lược Marketing 4P (hay còn được gọi là Mix Marketing 4P) bao gồm 4 yếu tố cơ bản của một chiến lược Marketing, gồm:

Sản phẩm (Product)

Đây là yếu tố liên quan đến việc phát triển, thiết kế, đóng gói và cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Bao gồm cả tính năng, chất lượng, thương hiệu, kiểu dáng, và các dịch vụ đi kèm.

Giá cả (Price)

Đây là yếu tố liên quan đến việc định giá sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Bao gồm việc nghiên cứu thị trường, đưa ra chính sách giá, định giá cạnh tranh, chiết khấu, và các chiến lược khác liên quan đến giá cả.

Nơi phân phối (Place)

Đây là yếu tố liên quan đến việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu thông qua các kênh phân phối, địa điểm bán hàng, hệ thống phân phối, vận chuyển, và các hoạt động liên quan đến việc đưa sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng.

Quảng cáo và quan hệ công chúng (Promotion)

Đây là yếu tố liên quan đến việc quảng bá, tiếp thị, và giao tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng thông qua các hoạt động quảng cáo, PR, truyền thông, quan hệ công chúng, quảng cáo trực tuyến, và các hoạt động khác để gây hứng thú và thu hút khách hàng.

Hiện nay đã có nhiều mô hình mở rộng hoặc thay thế cho mô hình 4P. Tuy nhiên, mô hình 4P vẫn được coi là nền tảng gốc để phát triển.

Xem thêm: 7P trong marketing

Jamina – Dịch vụ marketing tổng thể trên nền tảng Digital

Nếu bạn đang quan tâm đến việc xây dựng và thực thi marketing tổng thể trên nền tảng kỹ thuật số, hãy liên hệ Jamina. Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ Marketing Digital toàn diện, chuyên nghiệp và hiệu quả cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.

Dùng thử dịch vụ chăm sóc fanpage
Dùng thử dịch vụ chăm sóc fanpage

Các dịch vụ chính của chúng tôi bao gồm:

Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 03 6464 8286.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *