Sẽ là thiếu sót lớn nếu Website của bạn chưa cài đặt Google Search Console. Dưới đây là 8 ứng dụng vàng của Google Search Console mà bạn nên biết.
Nội dung bài viết
8 ứng dụng của Google Search Console
1- Theo dõi hiệu suất hoạt động trang Web
2- Lập chỉ mục cho Website
3- Theo dõi internal link/external link
4- Theo dõi các vấn đề vi phạm chính sách của Web
5- Nhận biết các lỗi trang Web do Google liệt kê
6- Kiểm tra tình trang index
7- Xoá các url hết hạn
8- Kiểm tra sitemap
Google Search Console là gì?
Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tool) là công cụ của Google cho phép các nhà quản trị Web theo dõi hiệu suất của Website mình quản trị. Bạn sẽ nắm được tình hình hoạt động của Web: lưu lượng truy cập, các lỗi cảnh báo, các vấn đề cần tối ưu…
Tạo tài khoản Google Search Console
Để tạo tài khoản Google Search Console, bạn phải là quản trị viên của trang Website.
Bước 1: Truy cập link https://search.google.com/search-console
Bước 2: Gõ tên Website cần tạo tài khoản
Bước 3: Xác minh danh tính theo hướng dẫn của Google bằng cách thêm đoạn code từ Google vào Website thông qua Google Analytics, Google Tag Manager thêm trực tiếp vào thẻ heading Website thông qua trình quản lý.
Hướng dẫn sử dụng
- Sau khi xác minh chủ sở hữu Website, bạn truy cập Google Search Console
- Khi mới truy cập, Google sẽ chưa thống kê được dữ liệu traffic, vì vậy trang quản trị của Google Search Console sẽ không có dữ liệu về traffic.
- Tuy nhiên, bạn có thể kiểm tra các thông tin khác như: xem các trang được lập chỉ mục, xem tình trạng sức khoẻ Website: đã khai báo các file sitemap, robot.txt…
Từ đây, chúng ta sẽ bắt đầu khám phá các ứng dụng tuyệt vời của công cụ Google Search Console.
Theo dõi hiệu suất hoạt động trang Web
Truy cập HIỆU SUẤT để đọc các chỉ số thống kê theo khung thời gian bạn chọn:
1- Tổng lượt nhấp
2- Tổng lượt hiển thị
3- CTR trung bình
4- Vị trí trung bình
5- Các cụm từ tìm kiếm phổ biến
6- Các Link trang Web được truy cập nhiều nhất
7- Phân loại người truy cập theo quốc gia
8- Phân loại người truy cập theo thiết bị: máy tính/điện thoại
Báo cáo link giúp Google lập chỉ mục cho Website
Đối với các bài viết mới cập nhật, bạn có thể khai báo với Google để Google index nhanh hơn.
Nếu không khai báo thì Google sẽ index chậm đối với Website mới.
Theo dõi internal link/external link
- Các trang web hàng đầu được liên kết từ các trang bên ngoài.
- Các trang đang được liên kết.
- Các văn bản liên kết dẫn đến website.
- Liên kết giữa các bài viết trên Web
Theo dõi các vấn đề vi phạm chính sách của Web
Nếu có các vấn đề vi phạm chính sách, Google sẽ thông báo trong tab “Bảo mật và thao tác thủ công”
Nhận biết các lỗi trang Web do Google liệt kê
Bạn sẽ theo dõi các lỗi do Google gửi đến Website khi robot truy cập. Lỗi sẽ nằm ở phần “Tính năng nâng cao” phần truy cập các “đường dẫn”.
Kiểm tra tình trạng index
Bạn có thể kiểm tra các bài viết trên Website đã được Google lập chỉ mục chưa? Nếu chưa được Google sẽ báo là chưa lập chỉ mục và bạn có thể gửi yêu cầu lập chỉ mục cho Web.
Phần này sẽ nằm ở tab “CHỈ MỤC’ trong “Phạm vi lập chỉ mục”.
Xoá các url hết hạn
Bạn có thể gửi các url đã được Google index nhưng hiện tại không phù hợp nữa nên xoá bằng cách khai báo trong Google Search Console.
Kiểm tra sitemap
Hãy gửi sơ đồ Website trong phần “CHỈ MỤC”, mục “sơ đồ trang Web” để gửi sitemap Web cho Google.
Google Search Console (tên cũ: Google Webmaster Tool) là công cụ không thể thiếu được cho Seoer và các nhà quản lý. Hãy nắm vững sức khoẻ của Website để cải thiện các vấn đề kinh doanh hiệu quả. Phòng marketing thuê ngoài Jamina hy vọng bài viết hấp dẫn với bạn.