Làm SEO phải biết 50 thuật ngữ SEO căn bản này

Thuật ngữ SEO cơ bản

SEO là quá trình tối ưu Website với các công cụ tìm kiếm. Trong SEO có hàng trăm thuật ngữ đòi hỏi người làm SEO phải biết, hiểu để tối ưu. Trong phạm vi bài viết này, Phòng marketing thuê ngoài Jamina xin chia sẻ 50 thuật ngữ SEO căn bản. Đây là gốc rễ để bạn học tập, nghiên cứu và tìm hiểu các thuật ngữ nâng cao tiếp theo.

Jamina sẽ chia sẻ các thuật ngữ SEO cơ bản dựa trên các yếu tố đánh giá chất lượng SEO Website của công cụ Seoquake.

1. URL

URL là địa chỉ của link trang web hoặc file trên internet. Url là viết tắt của “Uniform Resource Locator”.

2. Canonical

  • Thuật ngữ Canonical URL hay còn gọi là Rel canonical dùng để hợp nhất các url (link web) có nội dung giống nhau. Nói cách khác thẻ này dùng để báo cho Google biết 2 link khác nhau trong cùng 1 web có nội dung giống nhau. 
  • Điều này giúp Google không phạt lỗi nội dung trùng lặp trên website của bạn.
  • Thẻ Canonical URL thường gặp: cùng 1 danh sách sản phẩm sắp xếp theo thứ tự A đến Z hoặc đến Z đến A.

3. Title – thẻ tiêu đề

  • Tile là thẻ tiêu đề của trang web.
  • Tile nên ít hơn 65 ký tự, chứ từ khoá cần SEO.
  • Tile hiển thị đầu tiên trên trang kết quả tìm kiếm và được trình bày phía đầu bài viết SEO.

4. Meta description – thẻ mô tả

  • Meta description là thẻ mô tả trang web.
  • Thẻ mô tả thể hiện nội dung ngắn gọn của trang web giúp người đọc và công cụ tìm kiếm hiểu nội dung tổng quan bài.
  • Giới hạn ký tự: dưới 160, nên chứa từ khoá chính và các từ khóa liên quan khéo léo. 
  • Yêu cầu nội dung ngắn gọn, kích thích người đọc muốn xem bài viết, không nhồi nhét từ khoá.

5. Meta keywords

  • Meta keywords là thẻ từ khoá của Website giúp các công cụ tìm kiếm nhận dạng các từ khoá chính của website hoặc bài viết SEO.
  • Trước đây, Google có đánh giá thẻ này là 1 trong các tiêu chỉ SEO. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thẻ này không còn tác dụng nữa.
  • Tuy vậy, để xây dựng bài viết SEO hiệu quả, bước phân tích thẻ từ khoá vô cùng quan trọng. Bạn nên lên kế hoạch xây từ khoá chính và từ khoá phụ trước khi viết bài.

6. Headings

  • Headings là các thẻ tiêu đề của bài viết/trang web.
  • Heading giúp các công cụ tìm kiếm đọc các ý chính trong bài viết.
  • Các thẻ này vô cùng quan trọng, được đánh số từ H1 đến H6.
  • Khi đọc sơ đồ website thông qua các thẻ heading, các công cụ sẽ hiểu được nội dung chính của bài viết.
  • Thẻ heading nên linh hoạt chứa từ khoá chính phụ. Heading càng rõ ràng thì cơ hội bài viết/website dêc lọt Top 0 của Google.

7. Alt Images

  • Thẻ alt là thẻ mô tả hình ảnh. Thẻ alt images giúp Google đọc nội dung của ảnh.
  • Thẻ image nên chứa từ khoá sẽ giúp tối ưu SEO.
  • Tối ưu thẻ image sẽ giúp bạn có cơ hội SEO tốt hơn trên Google Image

8. Text/HTML ratio

  • HTML là một trong các ngôn ngữ của website để các công cụ tìm kiếm đọc hiểu nội dung.
  • Text/HTML ratio là chỉ số đánh giá số lượng chữ so với hình ảnh trên website. Google sẽ ưu tiên đọc text hơn đọc các hình ảnh. Vì vậy bạn nên phân bố chữ và hình ảnh sao cho hợp lý: khoảng trên 40% text, 60% hình ảnh.

9. Frames – khung

  • Frames là định dạng khung HTML dùng để thiết kế một trang web. 
  • Google không thích các frame trên web vì do một vài hạn chế của nó như: một số thiết bị nhỏ không đọc được, các máy khác nhau hiển thị frame khác nhau, một số trình duyệt không trợ…
  • Tuy nhiên, có 1 vài frames bạn vẫn nên thêm vào để tối ưu với người dùng như: Frame Facebook chat. 

10. Flash

  • Flash là chương trình tạo liên kết giữa các trình duyệt web với máy tính giúp người xem nghe nhạc/xem video không cần phần mềm.
  • Trước đây Flash là công cụ tối ưu tuyệt vời cho dân lập trình thiết kế web. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Flash đã lỗi thời và google không ưu tiên Flash trong SEO.

11. Microformats

  • Microformat là một định dạng cấu trúc trang web bằng cách sử dụng các thẻ định dạng như HTML/XHTML giúp trang web được Bot đọc một cách dễ dàng.
  • Trong SEO thời điểm hiện tại, các thẻ định dạng này không còn được xem trọng quá nhiều như trước. 
Định dạng Định dạng Microformats
Định dạng Định dạng Microformats

12. Schema

  • Schema là một đoạn code html/code javascript sử dụng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc gắn. 
  • Schema giúp các công cụ tìm kiếm đọc website dễ dàng hơn, tối ưu xếp hạng bạn trên Google.
  • Tối ưu thẻ Schema liên quan đến tối ưu kỹ thuật code. Phần này, Jamina sẽ chia sẻ chi tiết trong các bài viết kiến thức về lập trình.

13. The Open Graph

  • Thẻ Open Graph là cách thức giao tiếp giữa website và mạng xã hội. Thẻ này giúp website hiển thị đầy đủ thông tin mô tả, tiêu đề…
  • Thẻ này bạn có thể thiết lập bằng cách add plugin nếu Website WordPress hoặc tự code tay.

14. Twitter Card

  • Thẻ Twitter Card giúp link bài viết mà bạn chia sẻ trên các mạng xã hội hiển thị đầy đủ tiêu đề, mô tả, hình ảnh gợi ý.
  • AMP
  • AMP – Accelerated Mobile Pages  là thuật ngữ chỉ trang web dành cho phiên bản di động được tăng tốc. 
  • oogle AMP là công nghệ mã nguồn mở giúp tăng tốc độ tải trang cho các website trên các nền tảng di động.

15. Meta viewport

  • Thẻ Meta Viewport giúp trình duyệt Website biết Web sẽ hiển thị trên các khung hình như thế nào.
  • Thẻ này được đặt trong <head> và thay đổi khi website hiển thị ở các màn hình khác nhau.
  • Những người làm SEO nên chú ý tỉ lệ trang web để tránh gặp lỗi hiển thị không đầy đủ ở các kích thước màn hình khác nhau.

Xem thêm: Tất tần tật về các công cụ kiểm tra bài viết chuẩn SEO

Xem thêm: SEO không cần Backlink nhờ 5 thủ thuật dễ ợt!

Xem thêm: Kỹ thuật viết bài chuẩn SEO đảm bảo leo TOP vững bền

16. Robots.txt

  • Tất cả những nội dung mà bạn không muốn các công cụ tìm kiếm index, hãy đưa vào thẻ robot.txt
  • Trong SEO, thẻ robot.txt thường chứa các tập tin, đường link nhà phát triển website cấm Bot truy câp như: Trang quản trị, các trang quản lý doanh nghiệp setup trong….

17. XML Sitemaps

  • Sitemap là hệ thống sơ đồ các trang web của 1 website.
  • Sitemap giúp Google Bot đọc dữ liệu nội dung trên trang tốt hơn thông qua hệ thống cá link liên kết chính/phụ.
  • Sitemap là thuộc tính khá quan trọng trong SEO. Sitemap rõ ràng giúp Google đánh giá điểm chất lượng của web tốt hơn.

18. Language

  • Đây là thẻ ngôn ngữ của Website cho biết Web của bạn đang phát triển theo các ngôn ngữ nào.
  • Thông thường, 1 website nên có tối thiểu 02 ngôn ngữ: 01 ngôn ngữ chính và Tiếng anh.

19. Doctype

Doctype là một đoạn định dạng giúp trình duyệt Web hiểu ngôn ngữ bạn đang tập trung là gì.

Doctype trong SEO
Doctype trong SEO

20. Encoding

Encoding là quá trình mã hóa dữ liệu cần thiết cho nhu cầu xử lý thông tin như: truyền tải dữ liệu, lưu trữ, chuyển đổi tập tin, ứng dụng.

21. Google Analytics

  • Google Analytics là ứng dụng của Google cho phép bạn truy cập để đo lường sức khoẻ Website.
  • Có rất nhiều các chỉ số quan trọng trên Analytics giúp bạn nắm rõ ưu/nhược điểm của web để phát triển tốt hơn. Ví dụ: Tỉ lệ khách truy cập, phân bố độ tuổi, vùng miền, tỉ lệ thoát trang, hành vi khách truy cập….
  • Bất kỳ website nào muốn làm SEO cũng nên cài đặt Google Analytics

22. Favicon

  • Favicon là biểu tượng website nằm ở trên cùng của tab trình duyệt. 
  • Favicon thường là logo thu gọn của các thương hiệu cho phép người dùng hiểu website đại diện cho hãng nào.
  • Favicon là yếu tố cần tối ưu khi làm SEO cơ bản.

23. CTR

  • CTR là tỷ lệ số người click vào website trên số lần hiển thị của trang web. 
  • Tiêu đề + mô tả Website càng hấp dẫn thì CTR càng cao. 
  • Bạn có thể sử dụng CTR và thời gian người dùng onsite để đánh giá chất lượng của bài viết.

24. Tỉ lệ chuyển đổi CRO

  • CRO là viết tắt của Conversion Rate optimization tức tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi từ khách truy cập Web sang khách mua hàng.
  • Tỉ lệ chuyển đổi phụ thuộc rất nhiều yếu tố: chất lượng sản phẩm, cách thức làm marketing, các yếu tố tốc độ tải, quy trình thanh toán nhanh chóng…

25. PR (Page Rank)

  • Là thang điểm của Google để đánh giá mức độ uy tín của Website từ 0-10.
  • PR càng cao thì Website càng uy tín. Page Rank được đánh giá dựa vào nhiều tiêu chí trong đó có số lượng và chất lượng các backlink.

26. Backlink

  • Backlink là liên kết từ 1 trang web khác trỏ về website của mình. 
  • Nếu content is King thì Backlink is Queen. Google dựa vào chất lượng và số lượng backlink để đánh giá điểm chất lượng Website.

27. Index

  • Index là quá trình Google bot đọc dữ liệu từ Website của bạn để cập nhật vào bộ nhớ trong của Google.
  • Đây là quá trình đánh chỉ mục cho Website. Website được index thì mới xuất hiện trên trang tìm kiếm.
  • Google dựa vào các liên kết link để đọc dữ liệu. Nếu bạn chưa index Website với Google thì Web sẽ không thể xuất hiện trên trang tìm kiếm.

28. DA, PA

  • DA, PA là 2 chỉ số đánh giá chất lượng Website tương tự Page Rank – PR.
  • DA và PA xếp hạng từ 0 – 100. 
  • DA, PA càng cao, mức độ uy tín của website càng cao. 
  • Chỉ số DA đánh giá mức độ uy tín chung cho toàn bộ Website, PA đánh giá giá mức độ uy tín của từng bài viết, chuyên mục bên trong Website. 
Đánh giá Website bằng chỉ số DA, PAĐánh giá Website bằng chỉ số DA, PAĐánh giá Website bằng chỉ số DA, PA
Đánh giá Website bằng chỉ số DA, PA

29. Internal Link và External Link

  • Internal Link là các liên kết nội bộ trên Website. Liên kết nội bộ càng chặt chẽ thìđiểm SEO càng cao.
  • External Link là các liên kết trỏ ra ngoài trang Web. Một bài viết nên có tối thiểu 1-2 external Link.

30. Anchor Text

  • Anchor Text là các cụm từ khoá thông thường được gắn liên kết trên trang.
  • Ví dụ: Dịch vụ SEO tổng thể của Jamina được gắn link là 1 anchor text.

31. SEO onpage

Là các hoạt động SEO nhằm tối ưu Website từ bên trong với công cụ tìm kiếm. Ví dụ: tối ưu bài viết, tối ưu kỹ thuật chung….

32. SEO off page

Là các quá trình tối ưu Website được thực hiện từ bên ngoài như: dẫn backlink từ trang báo uy tín trỏ về Web

33. Duplicate Content

  • Duplicate Content là việc cảnh báo nội dung trùng lặp. Tức nội dung bị sao chép từ bên khác mà không phải do người dùng sáng tạo nên.
  • Để biết nội dung có bị trùng lặp không? Có unique không? Bạn có thể sử dụng các công cụ SEO như Small SEO Tool, Copyspace để kiểm tra.
  • Google không thích nội dung bị trùng lặp. Tất cả các bài viết bị trùng lặp không được đánh giá cao về thứ hạng SEO.

34. Domain Keyword

  • Tên miền Website có chứa từ khoá gọi là Domain Keyword.
  • Trước đây Google đánh giá rất cao tên miền cần chứa từ khoá sẽ tối ưu SEO tốt hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vấn đề này không còn quá quan trọng nữa.

35. Domain Age

Tuổi đời của Domain từ ngày đăng ký. Domain càng lâu năm thì độ uy tín càng cao.

36. RSS

RSS được hiểu là nguồn cấp dữ liệu cho phép các trang web hoặc người dùng được phép lấy tin tức tự động từ Website.

37. Một số tên thuật toán Google

  • Thuật toán Google Panda, Thuật toán Google Penguin, Thuật toán Google Sandbox, Thuật toán Hummingbird. 
  • Tương ứng mỗi giai đoạn, Google có phát triển các thuật toán nhằm đánh giá thứ hạng SEO. Bạn có thể search để tự tìm đọc thêm thông tin.

38. Google My Business 

  • Google My Business là ứng dụng của Google giúp bạn khai báo thông tin doanh nghiệp.
  • Google Business có giá trị quan trọng khi làm SEO google Map. 
  • Hãy chắc chắn bạn cung cấp đủ toàn bộ thông tin như Google yêu cầu, đặc biệt các hình ảnh doanh nghiệp để tối ưu vị trí người dùng khi tìm kiếm.

Google-Business-la-gi

39. Google Search Console

  • Google Search Console – tên cũ là Google Webmaster Tools là ứng dụng của Google cho phép người sở hữu trang Web đọc thông tin sức khoẻ của Website.
  • Tương tự như Google Analytics nhưng Search Console có giá trị nhiều hơn trong SEO. Google sẽ cho phép bạn đọc các thông tin chỉ số web, gửi các lỗi hoặc cảnh báo về web nếu vi phạm chính sách.
  • Bạn cũng có thể khai báo các link bài viết mới trực tiếp qua index trong Search Console để quá trình thu thập dữ liệu diễn ra nhanh hơn.

40. Impressions (số lần hiển thị)

Impressions là số lần Google hiển thị kết quả trang Web của bạn khi người dùng tìm kiếm.

41. Rich Snippets

Để tạo ấn tượng hơn cho kết quả tìm kiếm, bạn có thể bổ sung Rich Snippets. 

Ví dụ: tỉ lệ đánh giá, tên tác giả…Rich Snippets càng ấn tượng thì khả năng CTR càng cao.

42. Tag

Thẻ tag giúp Google hiểu các từ khoá chính hoặc từ khoá phụ trong nội dung bài viết

43. Algorithm

Algorithm là thuật toán của các công cụ tìm kiếm bao gồm bộ quy tắc đánh giá xếp hạng của các website.

44. Bounce Rate

Bounce Rate là tỷ lệ thoát của khách truy cập khi chỉ vào 1 trang trên website của bạn và rời đi.

Tỉ lệ thoát càng cao, điểm SEO càng thấp

45. Fetch as Google

  • Trong Google Search Console, bạn có thể xem Google Bot đang đọc dữ liệu Website của bạn như thế nào để tối ưu các lỗi SEO.
  • Đây gọi là tính năng Fetch as Google

46. Featured Snippet 

  • Đây là kết quả tìm kiếm được đặt ở Top đầu tiên của toàn bộ kết quả, thường gọi là Top 0.
  • Để Website có thể lọt Top Featured Snippet bạn cần tối ưu SEO thật tốt. 
  • Vị trí này thường thu hút rất nhiều click chuột do vị trí nổi bật. Top 0 là điều mong muốn của bất cứ ai làm SEO.

47. Organic Traffic

Organic Traffic lượt truy cập tự nhiên của khách hàng.

Khi Website của bạn lên Top thường sẽ thu hút nhiều traffic tự nhiên. 

48. Pageview

  • Pageviews là số lần xem trang Web
  • Một người dùng có thể xem đi xem lại nhiều lần trang web và các trang liên quan.
  • Pageviews càng cao thì càng tốt cho SEO.

49. Black hat SEO 

  • Black hat SEO hay còn gọi là SEO mũ đen.
  • Đây là phương pháp làm SEO bằng mọi giá để tăng thứ hạng cho Website bao gồm cả việc vi phạm chính sách Google.
  • Khi Website không tuân thủ quy định SEO, Google nếu phát hiện ra sẽ phạt bằng cách không hiển thị kết quả tìm kiếm trên Google nữa.

50. White hat SEO 

  • SEO mũ trắng là việc tối ưu Website với công cụ tìm kiếm của Google bằng các nội dung chất lượng và tuân thủ đúng kỹ thuật.
  • SEO mũ trắng sẽ giúp Website lên Top bền vững. Jamina là đơn vị cung cấp dịch vụ SEO tổng thể trung thành với phương pháp làm SEO này.

Trên đây là 50 thuật ngữ SEO cơ bản nhất bạn cần biết khi làm SEO. Để làm SEO hiệu quả đòi hỏi bạn phải hiểu rất nhiều về kỹ thuật cũng như xây dựng nội dung chất lượng. Hy vọng 50 thuật ngữ trên sẽ giúp bạn làm quen với SEO căn bản. Bạn có thể tự tìm hiểu các thuật ngữ SEO nâng cao sau khi đọc hết bài viết này.

Xem thêm: Báo giá dịch vụ SEO tổng thể uy tín chuyên nghiệp 2021

Xem thêm: [Vượt bão covid] – 9 cách Marketing hiệu quả với chi phí thấp

Xem thêm: Dịch vụ Marketing thuê ngoài uy tín tại Hà Nội

2 thoughts on “Làm SEO phải biết 50 thuật ngữ SEO căn bản này

  1. Pingback: Insight khách hàng là gì? Cách hiểu Insight để kinh doanh thắng lợi - Jamina

  2. Pingback: Làm SEO phải biết 50 thuật ngữ SEO căn bản này - shopspro

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *